THỬ NGHIỆM RUNG XÓC ĐỘNG LỰC HỌC - PHẦN 3: ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC ĐÓNG GÓI - TIÊU CHUẨN ISTA 3A

THỬ NGHIỆM RUNG XÓC ĐỘNG LỰC HỌC - PHẦN 3: ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC ĐÓNG GÓI - TIÊU CHUẨN ISTA 3A

11:37 - 29/12/2020

Đóng gói là một quy trình trung gian từ khi sản phẩm được sản xuất ra cho đến khi tới tay người sử dụng. Đây cũng là một khâu vô cùng quan trọng mà hầu hết các nhà sản xuất luôn luôn chú trọng.

Xác định độ cứng của nhựa và cao su cứng (ebonit) theo tiêu chuẩn ISO 2039, ASTM D785
17 TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ THƯỜNG ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM RUNG XÓC - PHẦN 3
17 TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ THƯỜNG ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM RUNG XÓC - PHẦN 2
17 TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ THƯỜNG ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM RUNG XÓC
Phương pháp thử nghiệm rung xóc dùng xung ngẫu nhiên theo chu kỳ - Periodic Random Excitation

Vai trò của thử nghiệm rung xóc trong lĩnh vực đóng gói

Trong lĩnh vực đóng gói, thử nghiệm rung xóc mô phỏng điều kiện rung trong quá trình vận chuyển, kiểm tra độ tin cậy cũng như mức độ hư hại của bao bì đóng gói, đồng thời đánh giá độ an toàn và chất lượng của các sản phẩm bên trong.

Đối với một số loại sản phẩm, quy định bắt buộc về kiểm tra bao bì đóng gói. Điều này có thể bao gồm cả tiêu chuẩn thiết kế, kiểm tra lại định kỳ và kiểm soát quá trình đóng gói.

Với bao bì phân phối, quan trọng là xác định xem sản phẩm đóng gói có khả năng bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển đến tay khách hàng cuối cùng hay không. Mục đích chính là đảm bảo sự an toàn của sản phẩm trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Nếu một sản phẩm bị hư hỏng trong quá trình này, thì gói hàng đó không đạt được mục tiêu chính và khách hàng sẽ trả lại sản phẩm hoặc không có khả năng mua sản phẩm hoàn toàn.

Khi thực hiện đúng thử nghiệm rung xóc, bạn có thể xác định được nhiều đặc điểm về đóng gói sản phẩm như:

  • Chất lượng bao gì đóng gói, phương pháp đóng gói sản phẩm.
  • Các yêu cầu về kỹ thuật của sản phẩm có được đáp ứng không.
  • Tái hiện các dạng hư hỏng của gói hàng và sản phẩm bên trong.
  • Mức độ hư hỏng của sản phẩm với từng mức và phương thức thử nghiệm rung xóc khác nhau.
  • Giải quyết các vấn đề với đóng gói hiện tại.
  • Đưa ra giải pháp tối ưu nhất trong lĩnh vực đóng gói.

Các tiêu chuẩn phổ biến được áp dụng hiện nay

Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi sản phẩm đóng gói, có những tiêu chuẩn khác nhau được áp dụng trong lĩnh vực đóng gói hiện nay:

Tiêu chuẩn ISTA 1A: Đóng gói sản phẩm nặng 150 lb (70 kg) trở xuống

Tiêu chuẩn ISTA 1B: Đóng gói sản phẩm nặng 150 lb (70 kg) trở lên

Tiêu chuẩn ISTA 1G: Đóng gói sản phẩm nặng 150 lb (70 kg) trở xuống (rung ngẫu nhiên)

Tiêu chuẩn ISTA 1H: Đóng gói sản phẩm nặng 150 lb (70 kg) trở lên (rung ngẫu nhiên)

Tiêu chuẩn ISTA 3A: Các sản phẩm đóng gói cho hệ thống phân phối bưu kiện nặng 150 lb (70 kg) trở xuống (tiêu chuẩn, SMALL, FLAT, ELONGATE)

Tiêu chuẩn ISTA 3B: Sản phẩm đóng gói cho lô hàng có tải trọng nhỏ hơn

Tiêu chuẩn 6-FEDEX-A: Quy trình kiểm tra các sản phẩm đóng gói Có trọng lượng lên đến 150 lbs.

Tiêu chuẩn 6-FEDEX-B: Quy trình kiểm tra các sản phẩm đóng gói có trọng lượng trên 150 lbs.

Ngoài ra còn có nhiều tiêu chuẩn khác đáp ứng những yêu cầu và mục đích thử nghiệm rung xóc khác nhau.

Giới thiệu chung về tiêu chuẩn ISTA 3A

Quy trình Thử nghiệm 3A dành cho các sản phẩm đóng gói có trọng lượng từ 150 lb (70 kg) trở xuống và là một thử nghiệm mô phỏng chung cho các sản phẩm đóng gói riêng lẻ được vận chuyển qua hệ thống chuyển phát bưu kiện. Có thể áp dụng trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như nhiều loại phương tiện và tuyến đường khác nhau hoặc một số mức độ xử lý khác nhau.

Thử nghiệm 3A thích hợp cho bốn loại gói khác nhau thường được phân phối dưới dạng từng gói riêng lẻ, bằng đường hàng không, đường bộ, hoặc đường biển. Các loại gói bao gồm các gói tiêu chuẩn, gói Small, gói Flat và gói Elongate. Các sản phẩm đóng gói tiêu chuẩn chẳng hạn như thùng carton truyền thống bằng ván sợi, cũng như các thùng chứa bằng nhựa, gỗ hoặc hình trụ. Tất cả các sản phẩm đóng gói Small, Flat và Elongate đều phải đáp ứng một loạt các kích thước và tiêu chí nghiêm ngặt. Tuy nhiên, nếu một sản phẩm được đóng gói vừa gói Flat và vừa gói Elongate, thì gói đó được tính là gói Elongate.

Lợi ích của việc thử nghiệm đúng như theo tiêu chuẩn ISTA 3A:

  • Giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường
  • Tự tin ra mắt sản phẩm
  • Giảm thiệt hại và mất mát sản phẩm
  • Chi phí phân phối cân bằng
  • Sự hài lòng của khách hàng góp phần tăng thị phần

Hai hệ thống trọng lượng và kích thước được sử dụng trong quy trình kiểm tra ISTA 3A: SI hoặc hệ thống tiếng Anh (Inch – Pound). Hệ SI được hiển thị trước, theo sau là các đơn vị Inch – Pound trong ngoặc đơn. Có những ngoại lệ trong một số bảng (Khi hiển thị riêng biệt).

Các đơn vị và ký hiệu:

Mục tiêu đo lường

Đơn vị đo và ký hiệu

Đơn vị và ký hiệu tiếng Anh

Cân nặng

kilôgam (kg) hoặc gam (gm)

pound (lb)

Khoảng cách

mét (m) hoặc milimét (mm)

feet (ft) hoặc inch (in)

Thể tích

Xentimét khối (cm3)

Inch khối (in3)

Tỉ trọng

kilogam trên mét khối (kg / m3 )

pound trên inch khối (lb / in3 )

Nhiệt độ

Centigrade (° C)

Fahrenheit (° F)

Áp suất

Kilopascal (kPa)

Pound trên inch vuông (psi)

Phân loại sản phẩm đóng gói theo tiêu chuẩn ISTA 3A

Sản phẩm đóng gói SMALL (nhỏ)

- Thể tích nhỏ hơn 13000 cm3 (800 in3)

- Kích thước dài nhất 350 mm (14 in)

- Trọng lượng từ 4,5 kg (10 lb) trở xuống

 

 

Sản phẩm đóng gói FLAT (bằng)

- Kích thước ngắn nhất là 200 mm (8 in) trở xuống

- Kích thước dài nhất lớn hơn kích thước ngắn nhất 4 lần trở lên

- Thể tích 13000 cm3 (800 in3)

 

 

Sản phẩm đóng gói ELONGATE (dài)

- Kích thước dài nhất 900 mm (36 in) trở nên

- Cả hai kích thước còn lại của sản phẩm bằng 20% hoặc ít hơn kích thước dài nhất

 

***Chú ý: Nếu một sản phẩm đóng gói vừa là FLAT vừa là ELONGATE, thì nó sẽ được tính là ELONGATE

Phương pháp và các hạng mục thử nghiệm

Phạm vi thử nghiệm

Quy trình thử nghiệm ISTA 3A bao gồm việc thử nghiệm các sản phẩm đóng gói riêng lẻ có trọng lượng từ 70 kg (150 lb) trở xuống khi được chuẩn bị cho đóng gói và vận chuyển.

Người thực hiện phải xác định những điều sau đây trước khi thử nghiệm:

  • Điều gì tạo nên thiệt hại cho sản phẩm.
  • Mức độ chịu thiệt hại nào cho phép (nếu có).
  • Phương pháp chính xác để xác định tình trạng sản phẩm khi kết thúc thử nghiệm.
  • Tình trạng gói hàng chấp nhận được khi kết thúc thử nghiệm.

Phương thức thử nghiệm

Các mẫu thử nghiệm phải là một sản phẩm chưa từng qua thử nghiệm. Nếu không có sẵn các sản phẩm thay thế, thì  phải đảm bảo mẫu thử nghiệm giống nhất có thể so với sản phẩm thực tế.

Cần ít nhất một mẫu thử nghiệm cho quy trình thử nghiệm này. Để có thể xác định được đầy đủ tính chất của sản phẩm đóng gói, quy trình cần được thực hiện ít nhất một lần. Tuy nhiên, do sự thay đổi vốn có của bao bì cũng như đặc tính của sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm dễ vỡ và chứa chất lỏng, nên những sản phẩm này khuyến nghị cần có 2 mẫu thử nghiệm trở nên được kiểm tra.

ISTA khuyến khích thực hiện quy trình 5 lần trở lên bằng cách sử dụng các mẫu mới với mỗi lần thử nghiệm để cải thiện tính thống kê cho tất cả các gói sản phẩm.

Một số định nghĩa:

Sản phầm dễ vỡ: sản phẩm có thể dễ dàng bị vỡ khi đánh rơi mà không có bao bì bảo vệ (kính, gương, gốm, sứ,...)

Chất lỏng: hoặc bán lỏng, hoặc chất rắn có thể trở thành chất lỏng ở nhiệt độ cao(trên 70 độ F) có thể rò rỉ từ vật đựng trong quá trình vận chuyển.

***Chú ý:

- Để đảm bảo thử nghiệm ở tình trạng hoàn hảo, các sản phẩm và gói hàng được vận chuyển tới phòng thử nghiệm phải được đóng gói quá mức thích hợp, hoặc đóng gói lại trong bao bì mới khi đến phòng thử nghiệm.

- Điều quan trọng là phải ghi lại đầy đủ cấu hình, vật liệu cấu tạo của sản phẩm và gói được thử nghiệm.

Hạng mục thử nghiệm các sản phẩm đóng gói  SMALL, FLAT và ELONGATE

STT

Hạng mục kiểm tra

Loại thử nghiệm

Mức độ thử nghiệm

Chứng nhận ISTA

1

Rung động

Ngẫu nhiên có/không có tải trên

Mức GRMS tổng thể của 0,53 và 0,46

Cần thiết

2

Thử nghiệm độ rung

Rung ngẫu nhiên

Dưới áp lực thấp

Xe tải hoặc xe tải và hàng không

Không bắt buộc

3

Nguyên vẹn

Kiểm tra rò rỉ

8 tiếng

Chỉ chất lỏng