17 TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ THƯỜNG ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM RUNG XÓC

17 TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ THƯỜNG ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM RUNG XÓC

14:53 - 03/02/2021

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số tiêu chuẩn quốc tế mà một hệ thống thử nghiệm rung xóc thường được áp dụng.

Xác định độ cứng của nhựa và cao su cứng (ebonit) theo tiêu chuẩn ISO 2039, ASTM D785
17 TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ THƯỜNG ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM RUNG XÓC - PHẦN 3
17 TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ THƯỜNG ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM RUNG XÓC - PHẦN 2
Phương pháp thử nghiệm rung xóc dùng xung ngẫu nhiên theo chu kỳ - Periodic Random Excitation
Phương pháp chuẩn bị mẫu thử kéo cho vật liệu nhựa - cao su

Như chúng ta đã biết, thử nghiệm rung xóc là một yêu cầu thử nghiệm được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất, vận chuyển & đóng gói. Tùy vào tính chất của từng sản phẩm mà người ta đưa ra những tiêu chuẩn quốc tế khác nhau.

Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu khái quát về 17 loại tiêu chuẩn đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

1. Tiêu chuẩn MIL-STD-810

MIL-STD-810 là tên một bộ tiêu chuẩn của quân đội Mỹ đặt ra để thử nghiệm độ bền của một thiết bị nào đó. Một sản phẩm bất kỳ muốn đạt được chứng chỉ MIL-STD-810 đều phải trải qua các bài thử nghiệm cực kỳ gắt gao và khắc nghiệt. 

Các bài thử nghiệm trong tiêu chuẩn MIL-STD-810 thường bao gồm các bài kiểm tra ở các điều kiện: áp suất cao, nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp, sốc nhiệt, dung dịch dễ cháy, bức xạ mặt trời, mưa, độ ẩm, nhiễm khuẩn, ăn mòn bằng sương muối, cát & bụi, môi trường dễ nổ, ngâm nước, nhiễm tạp âm, gia tốc lớn, rung xóc, sốc cơ khí, nhiễm axit, sốc gunfire, đóng băng, .v...v.

Hiện nay, trên thị trường có một số dòng sản phẩm máy tính xách tay thường được các nhà sản xuất đưa ra chứng chỉ MIL-STD-810. Điều này có nghĩa là, chiếc máy tính đó phải trải qua ít nhất 8 bài thử nghiệm bắt buộc bao gồm: áp suất, nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp, mưa, độ ẩm cao, cát và bụi, rung, chấn động & va đập. 

2. Tiêu chuẩn MIL-STD 167

MIL-STD-167 là tiêu chuẩn do bộ chỉ huy của hệ thống hải quân Hoa Kỳ đưa ra để áp dụng các bài thử nghiệm rung cơ học liên quan đến thiết bị tàu thủy.

Tiêu chuẩn này đưa ra hai tiêu chí thử nghiệm chính, bao gồm:

  • Kiểm tra độ rung môi trường của thiết bị tàu thủy.
  • Cân bằng thiết bị tàu tiếp xúc với rung động từ bên trong khi vận hành

Trong thực tế, tiêu chuẩn MIL-STD-167 thường chỉ áp dụng để thử nghiệm cho các thiết bị liên quan đến tàu thủy hoặc trong một số thiết bị hải quân khác.

3. Tiêu chuẩn ASTM D999-01

ASTM D999 là tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng để thử nghiệm khả năng chống rung cho các loại container vận chuyển. Các loại container này thường chịu những xung động phức tạp trong quá trình vận chuyển bằng bất kỳ phương tiện nào. Với thử nghiệm rung được áp dụng cho loại sản phẩm này, chúng ta có thể xác định và đánh giá được dải tần số cộng hưởng tới hạn khi các container chứa các bưu kiện hoặc hàng hóa bên trong.

Tiêu chuẩn ASTM D999 thường đưa ra hai phương pháp thử nghiệm chính: Phương pháp A1 (di chuyển thẳng đứng) và Phương pháp A2 (chuyển động quay).

4. Tiêu chuẩn ASTM D3580 – 95

ASTM D3580-95 là tiêu chuẩn thử nghiệm rung (chuyển động thẳng đứng) áp dụng cho các sản phẩm đóng gói. Mục đích của thử nghiệm theo tiêu chuẩn ASTM D3580-95 là tìm ra sự cộng hưởng của các sản phẩm chưa đóng gọi hoặc các thành phần của sản phẩm chưa đóng gói.

Có 2 phương pháp thử thường được áp dụng theo tiêu chuẩn ASTM D3580 - 95 là:

  • Phương pháp A: Thử rung hình sin (Sine)
  • Phương pháp B: Thử rung ngẫu nhiên (Random)

5. Tiêu chuẩn ASTM D4728 – 06

Cũng tương tự như tiêu chuẩn ASTM D999-01, tiêu chuẩn ASTM D4728 – 06 được áp dụng cho lĩnh vực thử nghiệm các container vận chuyển. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này chỉ áp dụng riêng đối với thử nghiệm rung ngẫu nhiên (random).

Căn cứ vào bài thử nghiệm theo tiêu chuẩn này, người ta sẽ đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các rung động ngẫu nhiên lên thùng chứa, bao bì, cũng như các chi tiết được niêm phong và các sản phẩm bên trong.

Lợi ích cho việc áp dụng theo tiêu chuẩn ASTM D4728:

  • Tiết kiệm chi phí hao hụt cho các loại hàng hóa được vận chuyển
  • Tối ưu hóa và tiêu chuẩn hóa các thành phần cấu tạo nên 1 container
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm cho khách hàng sử dụng

... Tiếp theo - Phần 2