17 TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ THƯỜNG ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM RUNG XÓC - PHẦN 2

17 TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ THƯỜNG ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM RUNG XÓC - PHẦN 2

15:12 - 25/05/2021

Tiếp tục tìm hiểu các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến trong thử nghiệm rung xóc liên quan đến các lĩnh vực trong sản xuất và dịch vụ hiện nay

Xác định độ cứng của nhựa và cao su cứng (ebonit) theo tiêu chuẩn ISO 2039, ASTM D785
17 TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ THƯỜNG ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM RUNG XÓC - PHẦN 3
17 TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ THƯỜNG ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM RUNG XÓC
Phương pháp thử nghiệm rung xóc dùng xung ngẫu nhiên theo chu kỳ - Periodic Random Excitation
Phương pháp chuẩn bị mẫu thử kéo cho vật liệu nhựa - cao su

Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng phổ biến nhất hiện nay trong lĩnh vực thử nghiệm rung xóc:

6. Tiêu chuẩn ISO 2247:2000

ISO 2247: 2000 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các phương pháp phải tuân theo khi thực hiện bài thử nghiệm rung xóc cho các kiện hàng hoặc đơn vị chất tải. Cụ thể hơn, các thử nghiệm này được sử dụng để đánh giá tính năng của bao bì liên quan đến độ bền và khả năng bảo vệ khi chịu các rung động với tần số thấp.

Việc thử nghiệm rung xóc theo tiêu chuẩn này giúp cho các công ty:

  • Giảm tổn thất và co ngót trong quá trình phân phối.
  • Tiết kiệm chi phí phát sinh do chất lượng đóng gói kém.
  • Cải thiện hình ảnh thương hiệu.
  • Mang đến cho khách hàng một dịch vụ tốt hơn.

Thử nghiệm này thường áp dụng theo 2 phương pháp khác nhau:

Phương pháp A

  • Bàn rung được cài đặt với dải gia tốc từ 0.5g đến 1.0g.
  • Đảm bảo mẫu thử không tách rời khỏi bàn khi thử

Phương pháp B

  • Bàn rung được cài đặt ở một giá trị gia tốc cố định sao cho mẫu thử được tách rời khỏi bàn để gây ra các rung động xốc lặp lại
  • Chọn biên độ rung mong muốn; sau đó, bắt đầu rung thử nghiệm ở tần số 2 Hz và tăng từ từ cho đến khi mẫu nhiều lần tách khỏi bàn rung.

7. Tiêu chuẩn ISO 8318:2000

Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp để thực hiện thử nghiệm rung động hình sin trên một kiện hàng hoàn chỉnh, chất đầy hoặc đơn vị chịu tải sử dụng tần số thay đổi. Các thử nghiệm này có thể được sử dụng để đánh giá tính năng của một kiện hàng hoặc một đơn vị chịu tải về độ bền của nó hoặc khả năng bảo vệ mà nó mang lại cho hàng hóa bên trong khi nó chịu rung động theo phương thẳng đứng.

Mỗi thử nghiệm có thể được thực hiện như một thử nghiệm đơn lẻ để khảo sát ảnh hưởng của rung động theo phương thẳng đứng hoặc như một phần của chuỗi thử nghiệm được thiết kế để đánh giá khả năng chịu đựng của một kiện hàng hoặc đơn vị chịu tải đối khi có tác động của xác xung lực từ bên ngoài.

8. Tiêu chuẩn ISO 9022-10:1998

Đây là tiêu chuẩn quy định các phương pháp thử nghiệm áp dụng cho các dụng cụ quang học hoặc các đối tượng có chứa các dụng cụ quang học.

Mục đích của thử nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 9022-10:1998 là đánh giá mức độ ảnh hường của vật mẫu khi chịu tác động của các rung động hình sin (Sine) kết hợp với các điều kiện môi trường khô nóng hoặc lạnh.

9. Tiêu chuẩn ISO 9022-15:1998

Đây là tiêu chuẩn quy định các phương pháp thử nghiệm áp dụng cho các dụng cụ quang học hoặc các đối tượng có chứa các dụng cụ quang học.

Mục đích của thử nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 9022-15:1998 là đánh giá mức độ ảnh hường của vật mẫu khi chịu tác động của các rung động ngẫu nhiên (random) kết hợp với các điều kiện môi trường khô nóng hoặc lạnh.

10. Tiêu chuẩn ISO 9022-19:1994

Đây là tiêu chuẩn quy định các phương pháp thử nghiệm áp dụng cho các dụng cụ quang học hoặc các đối tượng có chứa các dụng cụ quang học.

Mục đích của thử nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 9022-19:1994 là đánh giá mức độ ảnh hường của vật mẫu khi chịu tác động của các rung động ngẫu nhiên (random) hoặc hình sin (sin) trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi theo một chu kỳ lặp lại nhất định.

11. Tiêu chuẩn IEC 60068-2-64

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các mẫu chịu rung có tính ngẫu nhiên do sự vận chuyển hoặc các môi trường vận hành, ví dụ trong máy bay, các phương tiện không gian và các phương tiện mặt đất.

Nó chủ yếu được dùng cho các mẫu không được đóng thùng, và cho các vật phẩm trong thùng chứa vận chuyển của chúng khi sau đó được xem xét như một phần của chính mẫu đó. Tuy nhiên, nếu vật phẩm được đóng gói, sau đó chính vật phẩm này được coi như một sản phẩm thì vật phẩm cùng với đóng gói của nó được xem như một mẫu thử nghiệm. Tiêu chuẩn này có thể được dùng kết hợp với IEC 60068-2-47, về việc thử nghiệm các sản phẩm được đóng gói.

Mặc dù chủ yếu được dùng cho các mẫu kỹ thuật điện, tiêu chuẩn này không bị hạn chế ở các mẫu này và có thể được sử dụng trong các lĩnh vực khác.

12. Tiêu chuẩn EIA-RS-186

Thử nghiệm mỏi do rung động này được thực hiện với mục đích xác định khả năng của các bộ phận cấu thành và các bộ phận gắn kết của chúng có thể chịu được rung động trong dải tần số thấp từ 10 đến 55 Hz.

Hệ thống thử nghiệm gia tốc trong phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn này được thiết kế để mô phỏng các điều kiện rung động mạnh hơn các điều kiện thường gặp trong các công trình lắp đặt cố định, di động trên đất liền hoặc trên biển. 

Một bộ phận thành phần được coi là bị lỗi nếu trong hoặc sau khi thử nghiệm rung động, nếu nó biểu hiện các đặc tính vận hành "khó chịu" , gây tiếng ồn, biến dạng vật lý hoặc suy giảm các đặc tính cơ học dẫn đến thiết bị không đáp ứng các yêu cầu hoạt động của thông số kỹ thuật riêng được áp dụng.

...Tiếp theo - Phần 3