Phân tích thành phần nhôm ADC12, ADC6 theo tiêu chuẩn JIS H 5302

Phân tích thành phần nhôm ADC12, ADC6 theo tiêu chuẩn JIS H 5302

12:01 - 10/01/2025

Hợp kim nhôm là một trong những loại vật liệu quan trọng nhất trong công nghiệp nhờ tính đa dạng và tính chất ưu việt. Trong đó, hai mác nhôm ADC12 và ADC6 được sử dụng phổ biến trong nhiều ứng dụng. Tiêu chuẩn JIS H 5302 quy định các yêu cầu về thành phần hóa học và tính chất của hợp kim nhôm này.

Phân tích thành phần hợp kim Magie theo tiêu chuẩn ASTM E1473 và JIS H2220
Các hợp kim Magie chính dùng cho sản xuất công nghiệp
Phân tích ứng suất dư trên lá nhíp, lò xo bằng Máy XRD – StressX
Phân tích thành phần hóa học của thép không gỉ Austenitic theo tiêu chuẩn ASTM E 1086
Phân tích thành phần hóa học mẫu Thép Cacbon và Thép hợp kim thấp theo tiêu chuẩn ASTM E 415

Giới Thiệu Về Mác Nhôm ADC12 và ADC6 Theo Tiêu Chuẩn JIS H 5302:

Hợp Kim Nhôm ADC12

ADC12 là loại hợp kim nhôm phổ biến trong công nghệ đúc áp lực. Nó được ưu tiên nhờ tính dễ gia công và độ bền cao.

Thành phần hóa học (Được quy định theo JIS H 5302):

Nguyên tố

Tỷ lệ (% khối lượng)

Si (Silic)

9.6 - 12.0

Cu (Đồng)

1.5 - 3.5

Mg (Magie)

≤ 0.3

Zn (Kẽm)

≤ 1.0

Fe (Sắt)

≤ 1.3

Mn (Mangan)

≤ 0.5

Ni (Niken)

≤ 0.5

Pb (Chì)

≤ 0.2

Ti (Titan)

≤ 0.2

Al (Nhôm)

Phần còn lại

Ứng dụng:

  • Linh kiện ô tô: vỏ hộp số, các bộ phận động cơ.
  • Thiết bị điện tử: khung vỏ (housung).
  • ...

Hợp Kim Nhôm ADC6

ADC6 là hợp kim nhôm được ưu tiên trong các ứng dụng yêu cầu độ bền, môi trường khắc nghiệt.

Thành phần hóa học (Được quy định theo JIS H 5302):

Nguyên tố

Tỷ lệ (% khối lượng)

Si (Silic)

0.6 - 1.0

Cu (Đồng)

0.5 - 1.0

Mg (Magie)

0.45 - 0.9

Zn (Kẽm)

≤ 0.3

Fe (Sắt)

≤ 0.5

Mn (Mangan)

≤ 0.5

Ni (Niken)

≤ 0.05

Pb (Chì)

≤ 0.05

Al (Nhôm)

Phần còn lại

Ứng dụng:

  • Các chi tiết động cơ, cánh quạt tua-bin.
  • Linh kiện máy móc công nghiệp.
  • Sản phẩm đúc ở môi trường khắc nghiệt.

 

Làm thế nào để phân tích định lượng chính xác thành phần hóa học của nhôm, xem có đúng mác ADC12 hay ADC6 hay không?

Chúng tôi xin giới thiệu 2 phương pháp nhanh, chính xác và tiết kiệm nhất như sau:

Phân tích nhôm ADC12, ADC6, ... bằng máy XRF cầm tay:

Chi tiết về cách định danh mác vật liệu (PMI) bằng cách sử dụng máy quang phổ huỳnh quang tia X cầm tay (Handheld XRF), xin vui lòng xem tại đây.

Ưu điểm của phương pháp XRF:

  • Thiết bị cầm tay nhỏ gọn tiện lợi, dễ dàng mang đi hiện trường
  • Phân tích nhanh (chỉ từ vài giây), kết quả chính xác
  • Giá thành mềm, dễ tiếp cận với đa số khách hàng
  • Không phá hủy/không cần đốt cháy bề mặt mẫu
  • Không cần chuẩn bị bề mặt mẫu phức tạp

 

Phân tích hợp kim nhôm ADC12, ADC6, ... băng Máy quang phổ phát xạ OES:

Khác với phương pháp XRF, phương pháp quang phổ phát xạ OES sẽ đốt cháy bề mặt mẫu dưới điều kiện khí trơ (thường là Argon độ tinh khiết 99,999%). Ánh sáng phát xạ từ bề mặt mẫu do sự kích thích của hồ quang điện sẽ đi qua thấu kính hội tụ, đi vào buồng quang phổ với môi trường chân không hoặc khí trơ (Ar 99,999%), rồi đi đến cách tử tán xạ để phân tán thành các ánh sáng ở các vùng bước sóng khác nhau (từ UV đến hồng ngoại). Các ánh sáng tán xạ này mang theo đặc điểm các nguyên tố hóa học có trong mẫu (định tính và định lượng), và được thu nhận bởi các bộ thu tín hiệu dạng ống nhân quang (PMT) hay cảm biến ảnh CMOS. Các tín hiệu này chuyển sang dạng kỹ thuật số và được xử lý bởi phần mềm đi kèm, từ đó cho ta biết những nguyên tố nào hiện diện trong mẫu, với hàm lượng bao nhiêu % hay ppm.

Chi tiết hơn, xin vui lòng tham khảo tại đây!

Ưu điểm của phương pháp OES:

  • Phân tích nhanh (khoảng 30 giây/lần bắn mẫu).
  • Phân tích định lượng rất chính xác, khả năng phát hiện đến chục ppm
  • Giải pháp đa dạng từ máy OES di động đến loại nhỏ gọn để bàn hay loại để sàn hiệu năng cao

 Nhược điểm của OES so với XRF:

  • Bề mặt mẫu cần phải chuẩn bị cẩn thận hơn, với mẫu nhôm cần tiện mẫu.
  • Phân tích đốt cháy bề mặt mẫu.

 

Để được tư vấn lựa chọn phương pháp phân tích hợp kim nhôm chính xác nhất, vui lòng liên hệ với HUST Việt Nam!