Các tiêu chuẩn thử nghiệm áp dụng với tủ thử nghiệm thời tiết gia tốc Xenon

Các tiêu chuẩn thử nghiệm áp dụng với tủ thử nghiệm thời tiết gia tốc Xenon

11:28 - 29/03/2021

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các tiêu chuẩn thử nghiệm được áp dụng để thử nghiệm thời tiết gia tốc bằng tủ thử nghiệm Xenon.

Ứng dụng của tủ thử nghiệm áp suất thấp / mô phỏng độ cao
Các bước thử nghiệm HALT và HASS để cải thiện chất lượng sản phẩm
Thử nghiệm HALT và HASS là gì?
Kiểm tra đánh giá an toàn Pin Lithium theo EUCAR Hazard Level 0-7
Thử nghiệm ăn mòn Kesternich trong môi trường khí SO2 - tiêu chuẩn IEC 60068-2-42

Như ở bài viết Hướng dẫn lựa chọn tủ thử nghiệm huỳnh quang UV BOX và tủ thử nghiệm hồ quang XENON, Tủ thử nghiệm Xenon mô phỏng những điều kiện thời tiết khắc nghiệt gồm: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Từ đó đưa ra những đánh giá về chất lượng và khả năng chịu đựng của sản phẩm được thử nghiệm.

Dưới đây là một số tiêu chuẩn thử nghiệm được áp dụng khi thử nghiệm thời tiết gia tốc bằng tủ Xenon.

I. Chất kết dính và chất bịt kín

  • Tiêu chuẩn ASTM C1184

Đặc điểm kỹ thuật tiêu chuẩn cho chất bịt kín Silicon xây dựng.

Đặc điểm kỹ thuật này mô tả các đặc tính của chất bịt kín Silicon lạnh lỏng, đơn hoặc đa thành phần đóng rắn hóa học được sử dụng để kết dính các thành phần của hệ thống kết dính xây dựng.

  • Tiêu chuẩn ASTM C1251

Hướng dẫn tiêu chuẩn để xác định diện tích bề mặt riêng của vật liệu gốm bằng sự hút bám khí Gas.

Hướng dẫn này nhằm chỉ ra cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến các phương pháp thử ASTM hiện có có thể hữu ích để xác định diện tích bề mặt của vật liệu gốm.

  • Tiêu chuẩn ASTM C1257

Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn cho sự gia tốc thời tiết của chất bịt kín loại giải phóng dung môi.

Phương pháp thử nghiệm này bao gồm 2 quy trình tiếp xúc cấp tốc trong phòng thí nghiệm để dự đoán tác động của tia cực tím hoặc tia cực tím/ánh sáng khả kiến, nhiệt và độ ẩm đối với màu sắc, phân hóa, nứt nẻ và độ bám dính của chất bịt kín loại giải phóng dung môi.

  • Tiêu chuẩn ASTM C1442

Tiến hành thử nghiệm đối với chất bịt kín bằng thiết bị gia tốc thời tiết nhân tạo

Thử nghiệm này bao gồm 3 loại quy trình tiếp xúc với thời tiết trong phòng thí nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của bức xạ quang hóa, nhiệt độ và độ ẩm đối với chất bịt kín.

  • Tiêu chuẩn ATSM C1501

Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn cho độ ổn định màu và chất bịt kín xây dựng được xác định bằng quy trình gia tốc thời tiết trong phòng thí nghiệm.

Phương pháp thử nghiệm này nhằm mục đích tạo ra sự thay đổi màu sắc của chất bịt kín, cũng như các chất màu cấu thành của chúng, liên quan đến điều kiện sử dụng cuối cùng, bao gồm cả tác động của ánh sáng mặt trời, nhiệt độ và độ ẩm. Sự tiếp xúc được sử dụng trong phương pháp thử nghiệm này không nhằm mục đích mô phỏng sự thay đổi màu sắc của chất bịt kín gây ra bởi các hiện tượng thời tiết như ô nhiễm không khí, sự tấn công sinh học và tiếp xúc với nước muối.

  • Tiêu chuẩn ASTM C1519

Phương pháp thửu nghiệm tiêu chuẩn để đánh giá độ bền của chất bịt kín xây dựng bằng quy trình gia tốc thời tiết trong phòng thí nghiệm.

Phương pháp thử nghiệm này bao gồm phương pháp xác định độ bền của chất bịt kín dựa trên khả năng hoạt động trong chuyển động tuần hoàn duy trì độ bám dính và liên kết sau khi tiếp xúc nhiều lần với các quy trình thời tiết gia tốc trong phòng thí nghiệm.

  • Tiêu chuẩn ASTM C732

Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn đối với tác động lão hóa của thời tiết nhân tạo đối với chất bịt kín nhựa.

Phương pháp thử nghiệm này bao gồm một quy trình trong phòng thí nghiệm để xác định tác động lão hóa của thời tiết nhân tạo đối với chất bịt kín nhựa.

  • Tiêu chuẩn ASTM C734

Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn cho tính linh hoạt ở nhiệt độ thấp của chất bịt kín nhựa sau thời tiết nhân tạo.

Phương pháp thử nghiệm này bao gồm một quy trình trong phòng thí nghiệm để xác định độ mềm dẻo ở nhiệt độ thấp của chất bịt kín nhựa sau 500 giờ gia tốc thời tiết.

  • Tiêu chuẩn ASTM C793

Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn đối với ảnh hưởng của gia tốc thời tiết trong phòng thí nghiệm đối với chất bịt kín khớp đàn hồi.

Phương pháp thử nghiệm này bao gồm 1 quy trình trong phòng thí nghiệm để xác định ảnh hưởng của thời tiết gia tốc đối với chất bịt kín khe hở co giãn đàn hồi (1 thành phần và nhiều thành phần) để sử dụng trong xây dựng công trình.

  • Tiêu chuẩn ASTM D904

Thử nghiệm tiêu chuẩn để tiếp xúc với mẫu bám dính với ánh sáng nhân tạo.

Thử nghiệm này bao gồm các nguyên tắc cơ bản và quy trình vận hành đối với quá trình lão hóa ánh sáng cực tím (UV) (có hoặc không có nước) của các mối liên kết bám dính, sử dụng nguồn sáng UV huỳnh quang hoặc Xenon.

  • Tiêu chuẩn RILEM DBS

Độ bền của chất bịt kín xây dựng

II. Ô tô

  • Tiêu chuẩn 50451 (Xe Fiat)

Tăng tốc lão hóa lão hóa bởi các tác nhân khí quyển

Mục địch của tiêu chuẩn này là mô tả các phương pháp cần tuân theo để xác định các tác động trong điều kiện lão hóa nhanh bởi các tác nhân khí quyển.

  • Tiêu chuẩn ASTM D7356 (Quốc tế)

Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn đối với gia tốc thời tiết tạo ra Axit của lớp sơn phủ ô tô sử dụng thiết bị phơi nhiễm hồ quang Xenon.

Phương pháp thử nghiệm này bao gồm một thử nghiệm phơi nhiễm gia tốc nhằm mục đích mô phỏng các khuyết tật trên lớp sơn phủ ô tô do mưa Axit xảy ra tại khu vực Jacksonville, Florida.

  • Tiêu chuẩn ASTM D7869 (Quốc tế)

Thử nghiệm tiêu chuẩn cho kiểm tra phơi nhiễm hồ quang Xenon với tăng cường tiếp xúc với nước và ánh sáng cho lớp phủ vận chuyển.

Quy trình thử nghiệm này được sử dụng để mô phỏng các ứng suất vật lý và môi trường mà lớp phủ cho các phương tiện giao thông bên ngoài (ô tô), phải tiếp xúc với khí hậu cận nhiệt đới (miền Nam Florida).

  • Tiêu chuẩn DBL 5555 (Daimler – Mercedes)

Thời tiết nhân tạo, lão hóa ánh sáng nóng, tác động lưu trữ ấm, thử nghiệm phun nước và các thử nghiệm khác.

  • Tiêu chuẩn DBL 7399 (Daimler – Mercedes)

So sánh trực quan độ bóng theo mẫu chuẩn

  • Tiêu chuẩn DIN 75202 (Porsche, Daimler – Mercedes)

Độ bền ánh sáng

  • Tiêu chuẩn FLTM EU BO 050-1 (Ford)
  • Tiêu chuẩn GM 9125P (General Motors)

Quy trình tiếp xúc nhanh trong phòng thí nghiệm với vật liệu ô tô

Các quy trình này được sử dụng để xác định khả năng chống xuống cấp của vật liệu ô tô khi chịu tác động của các nguồn ánh sáng nhân tạo. Nó mô tả sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hồ quang Xenon, ánh sáng tia cực tím huỳnh quang và thiết bị ngưng tụ, hồ quang Carbon kép.

  • Tiêu chuẩn GME 60292 (GM Opal)

Xác định độ bền màu và khả năng chống lại anh sáng nhân tạo

  • Tiêu chuẩn GMW 14162 (General Motors)

Độ bền màu đối với thời tiết nhân tạo

  • Tiêu chuẩn GMW 14170 (General Motors)

Yêu cầu về lớp phủ đối với bịt đàn hồi

  • Tiêu chuẩn GMW 14660 (General Motors)
  • Tiêu chuẩn HES D6601 (Honda)

Vật liệu thử nghiệm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên

  • Tiêu chuẩn ISO 105 B10 (Quốc tế)

Hàng dệt – Kiểm tra độ bền màu – Phần B10: Thời tiết nhân tạo, tiếp xúc với ánh sáng Xenon được lọc, bức xạ hồ quang

  • Tiêu chuẩn ISO 105-B06 (Porsche)

Kiểm tra độ bền màu – Phần B06: Độ bền màu và lão hóa đối với ánh sáng nhân tạo ở nhiệt độ cao: Thử nghiệm đèn hồ quang Xenon

  • Tiêu chuẩn ISO 11341 (Quốc tế)

Thời tiết nhân tạo và tiếp xúc với bức xạ nhân tạo – Tiếp xúc với bức xạ hồ quang Xenon được lọc

  • Tiêu chuẩn ISO 4892-2 (General Motors, Porsche)

Phương pháp tiếp xúc với các nguồn sáng trong phòng thí nghiệm – Phần 2: Đèn hồ quang Xenon

Chỉ định các phương pháp để mẫu tiếp xúc với ánh sáng hồ quang Xenon trong điều kiện hơi ẩm để tái tạo các hiệu ứng thời tiết xảy ra khi vật liệu để tiếp xúc trong môi trường sử dụng dưới ánh sáng bên ngoài hoặc ánh sáng ban ngày được lọc qua kính cửa sổ.

  • Tiêu chuẩn ISO 4892-2 (Quốc tế)

Phương pháp tiếp xúc với các nguồn ánh sáng trong phòng thí nghiệm – Phần 2: đèn hồ quang Xenon.

Chỉ định các phương pháp để mẫu tiếp xúc với ánh sáng hồ quang Xenon trong điều kiện ẩm để tái tạo các hiệu ứng thời tiết xảy ra khi vật liệu được tiếp xúc với môi trường sử dụng dưới ánh sáng bên ngoài hoặc ánh sáng ban ngày được lọc qua kính cửa sổ.

  • Tiêu chuẩn JIS D0205 (Japan Autospec)

Phương pháp thử nghiệm khả năng chịu đựng thời tiết cho các bộ phận ô tô.

Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản này quy định các phương pháp thử nghiệm đối với khả năng chịu đựng thời tiết của các bộ phận ô tô, và các bộ phận ô tô được xử lý bề mặt có khả năng bị hư hỏng do thời tiết.

  • Tiêu chuẩn PF-1 1365 (Chrysler)
  • Tiêu chuẩn PV 1306 (Volkswagen)

Kiểm tra độ phơi sáng để xác định độ bám dính của các bộ phận Polypropylene

  • Tiêu chuẩn PV 3929 (Volkswagen)

Vật liệu phi kim loại, chịu đựng thời tiết trong khí hậu khô, nóng.

  • Tiêu chuẩn PV 3930 (Volkswagen)

Vật liệu phi kim loại, chịu thời tiết ẩm, nóng

  • Tiêu chuẩn SAE J2412 (Ford, General Motors)

Phơi sáng nhanh các bộ phận trang trí nội thất ô tô bằng Thiết bị thử nghiệm Xenon hồ quang có kiểm soát bức xạ.

Phương pháp thử nghiệm này quy định các quy trình vận hành đối với thiết bị hồ quang Xenon, bức xạ được kiểm soát được sử dụng để tiếp xúc nhanh với các bộ phận trang trí nội thất ô tô khác nhau

  • Tiêu chuẩn SAE J2527 (Ford, General Motors)

Tiêu chuẩn dựa trên hiệu suất cho việc tiếp xúc nhanh với vật liệu ngoại thất ô tô sử dụng thiết bị hồ quang Xenon có kiểm soát bức xạ.

Tiêu chuẩn SAE này quy định các quy trình vận hành đối với thiết bị hồ quang Xenon, bức xạ được kiểm soát được sử dụng để tiếp xúc nhanh với các loại vật liệu ngoại thất ô tô khác nhau.

  • Tiêu chuẩn VDA 75202 (BMW)

Tăng tốc độ lão hóa của vật liệu ô tô bằng hồ quang Xenon.

III. Lớp phủ

  • Tiêu chuẩn ASTM D3451

Hướng dẫn tiêu chuẩn để kiểm tra bột phủ và sơn tĩnh điện

Hướng dẫn này bao gồm việc lựa chọn và sử dụng các quy trình để kiểm tra bột phủ sơn và sơn tĩnh điện. Khi có nhiều hơn một phương pháp thử nghiệm được liệt kê cho cùng một đặc tính, không nên so sánh phương pháp nào tốt hơn. Việc lựa chọn các phương pháp để tuân theo phải được điều chỉnh bởi kinh nghiệm và các yêu cầu trong từng trường hợp riêng biệt, cùng với sự thống nhất giữa người cung cấp và người sử dụng.

  • Tiêu chuẩn ASTM D3794

Hướng dẫn tiêu chuẩn để kiểm tra lớp phủ cuộn

Hướng dẫn này trình bày một bộ sưu tập các phương pháp thử nghiệm ASTM thích hợp được sử dụng trong ngành công nghiệp sơn cuộn. Trong quá khứ, các sản phẩm lopw phủ cuộn trên toàn thế giới phụ thuộc vào các tiêu chuẩn công nghiệp do National Coil Coaters Association viết. Sau đó hợp tác với ASTM, sẽ không còn ban hành các tiêu chuẩn mới, cũng như cập nhật các tiêu chuẩn cũ.

  • Tiêu chuẩn ASTM D6577

Hướng dẫn tiêu chuẩn để kiểm tra lớp phủ bảo vệ công nghiệp

Hướng dẫn này bao gồm việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp, quy trình để thử nghiệm các lớp phủ bảo vệ công nghiệp.

  • Tiêu chuẩn ASTM D6695

Thử nghiệm tiêu chuẩn đối với độ phơi sáng hồ quang Xenon của sơn và các lớp phủ liên quan.

Thử nghiệm này bao gồm việc lựa chọn các điều kiện thử nghiệm để thử nghiệm tiếp xúc nhanh với lớp phủ và các sản phẩm liên quan trong thiết bị hồ quang Xenon được thực hiện theo thủ tục G151 và G155.

  • Tiêu chuẩn ASTM F1515

Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn để đo độ ổn định ánh sáng bằng cách thay đổi màu sắc

Phương pháp thử nghiệm này cung cấp một phương pháp đo lường mức độ thay đổi màu sắc của sản phẩm ván sàn khi tiếp xúc với ánh sáng nhanh trong một khoảng thời gian (chức năng sử dụng của sản phẩm ván sàn)

  • Tiêu chuẩn GB/T 1865

Thời tiết nhân tạo và tiếp xúc với bức xạ nhân tạo

Tiếp xúc với bức xạ hồ quang Xenon

  • Tiêu chuẩn IRAM 1109:B14-2008

Tiếp xúc với bức xạ gia tốc thời tiết nằng cách sử dụng đèn hồ quang Xenon

  • Tiêu chuẩn ISO 11341

Sơn và Véc-ni – Thời tiết nhân tạo và tiếp xúc với bức xạ nhân tạo – Tiếp xúc với bức xạ Xenon hồ quang được lọc

  • Tiêu chuẩn JDQ-533
  • Tiêu chuẩn JIS K5600-7-7

Phương pháp kiểm tra sơn

Phần 7: Hiệu suất trong thời gian dài. Mục 7: Thời tiết tăng tốc và tiếp xúc với bức xạ nhân tạo (Phơi nhiễm với bức xạ hồ quang Xenon đã được lọc)

  • Tiêu chuẩn MIL-A-8625-F

Đặc điểm kỹ thuật quân sự: Lớp phủ Anode cho nhôm và hợp kim nhôm

Đặc điểm kỹ thuật này bao gồm các yêu cầu đối với sáu loại và hai lớp phủ Anode được hình thành điện phân trên nhôm và hợp kim nhôm cho các ứng dụng phi kiến trúc

  • Tiêu chuẩn MIL-P-14105-D

Đặc điểm kỹ thuật quân sự: Sơn, chịu nhiệt (cho bề mặt thép)

Đặc điểm kỹ thuật này bao gồm một loại sơn chịu nhiệt được thiết kế để sử dụng trên các bề mặt thép chịu nhiệt độ cao và thời thiết bên ngoài.

  • Tiêu chuẩn MPI: #113

Một lớp phủ gốc nước, lớp sơn cao cho khối ngoại thất hoặc lớp vữa xây dựng, trong đó yêu cầu phải có lớp phủ dày, độ dẻo cao.

  • Tiêu chuẩn MS 133: Part F14

Phương pháp kiểm tra sơn và Véc-ni

Phần F14: Gia tốc thời tiết nhân tạo và phơi nhiễm bức xạ nhân tạo – Phơi nhiễm với bức xạ hồ quang Xenon đã được lọc (ISO 11341)

IV. Nha khoa

  • Tiêu chuẩn ISO 4049:2000

Vật liệu lấp đầy, phục hồi và lót dựa trên Polyme.

  • Tiêu chuẩn ISO 7491:2000

Xác định độ ổn định của màu sắc

V. Tiêu chuẩn chung

  • Tiêu chuẩn ASTM D5819

Hướng dẫn tiêu chuẩn để lựa chọn phương pháp thử nghiệm để đánh giá thử nghiệm độ bền

Hướng dẫn này bao gồm bản thiết kế / thông số kỹ thuật thông qua việc xác định một cách có hệ thống các yếu tố của môi trường ứng dụng thích hợp có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ sử dụng sau xây dựng

  • Tiêu chuẩn ASTM G151

Thử nghiệm để tiếp xúc vật liệu phi kim loại trong thiết bị thử nghiệm gia tốc sử dụng nguồn sáng phòng thử nghiệm

Thử nghiệm này cung cấp các quy trình chung được sử dụng khi để vật liệu phi kim loại trong các thiết bị thử nghiệm gia tốc sử dụng nguồn sáng phòng thí nghiệm.

  • Tiêu chuẩn ASTM G155

Thử nghiệm vận hành thiết bị ánh sáng hồ quang Xenon để tiếp xúc với vật liệu phi kim loại.

Thử nghiệm này bao gồm các nguyên tắc cơ bản và quy trình vận hành để sử dụng ánh sáng hồ quang Xenon và thiết bị nước nhằm tái tạo các tác động thời tiết xảy ra khi vật liệu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (trực tiếp hoặc xuyên qua kính cửa sổ) và hơi ẩm như mưa hoặc sương trong thực tế sử dụng.

  • Tiêu chuẩn GB/T 16422

Phương pháp tiếp xúc với nguồn sáng trong phòng thí nghiệm

  • Tiêu chuẩn IEC 68-2-9

Thử nghiệm, hướng dẫn thử nghiệm bức xạ mặt trời, quy trình thử nghiệm môi trường cơ bản.

  • Tiêu chuẩn ISO 4892-1

Chất dẻo – Phương pháp tiếp xúc với nguồn sáng trong phòng thí nghiệm  - Phần 1: Hướng dẫn chung

  • Tiêu chuẩn ISO 2135

Thử nghiệm cấp tốc về độ bền ánh sáng của lớp phủ oxy hóa Anode màu sử dụng ánh sáng nhân tạo

  • Tiêu chuẩn MIL-STD-810G

Kỹ thuật môi trường quan trọng và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm

Đây là tiêu chuẩn quân sự Hoa Kỳ nhấn mạnh việc điều chỉnh thiết kế môi trường và giới hạn thử nghiệm của thiết bị phù hợp với các điều kiện mà thiết bị sẽ phải trải qua trong suốt quá trình sử dụng, đồng thời thiết lập các phương pháp thử nghiệm buồng sao chép tác động của môi trường lên thiết bị thay vì bắt chước chính môi trường đó

VI. Vải địa kỹ thuật

  • Tiêu chuẩn ASTM D4355

Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn đối với sự suy giảm chất lượng của vải địa kỹ thuật do tiếp xúc với ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ trong thiết bị loại hồ quang Xenon.

Phương pháp thử nghiệm này bao gồm việc xác định sự suy giảm độ bền kéo của vải địa kỹ thuật do tiếp xúc với bức xạ hồ quang Xenon, độ ẩm và nhiệt độ.

VII. Bao bì đóng gói

  • Tiêu chuẩn ASTM D6551

Thử nghiệm tiêu chuẩn để gia tốc thời tiết của dây nhạy cảm với áp lực bằng thiết bị tiếp xúc hồ quang Xenon

Thử nghiệm này mô tả một môi trường cho sự tiếp xúc của dây nhạy cảm với áp lực, được sử dụng chủ yếu để đóng gói, với môi trường gia tốc trong phòng thí nghiệm.

VIII. Dược phẩm / Mỹ phẩm

  • Tiêu chuẩn Boots
  • Tiêu chuẩn Colipa Guideline

Hướng dẫn về ghi nhãn sẩn phầm

  • Tiêu chuẩn FDA Part III

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm – Bộ y tế và dịch vụ nhân sinh – Quyền hạn về sản phẩm

  • Tiêu chuẩn ICH Guideline

Chủ đề ICH được chia thành 4 danh mục và Mã chủ đề ICH được chỉ định theo các danh mục sau: Nguyên tắc chất lượng, Nguyên tắc an toàn, Nguyên tắc hiệu quả, Nguyên tắc đa ngành.

IX. Điện mặt trời

  • Tiêu chuẩn IEC 61345

Kiểm tra UV cho các Module năng lượng mặt trời (PV)

X. Nhựa

  • Tiêu chuẩn ASTM D1248

Đặc điểm kỹ thuật tiêu chuẩn cho vật liệu nhựa Polyethylene cho dây và cáp

Đặc điểm kỹ thuật này cung cấp cho việc xác định các vật liệu nhựa Polyethylene cho dây và cáp theo cách mà người cung cấp và người sử dụng có thể đồng ý về khả năng chấp nhận của các lô hàng hoặc lô hàng thương mại khác nhau.

  • Tiêu chuẩn ASTM D2565

Thử nghiệm tiêu chuẩn cho việc tiếp xúc với hồ quang Xenon của nhựa dành cho các ứng dụng ngoài trời.

Thử nghiệm này bao gồm các quy trình và điều kiện thử nghiệm cụ thể áp dụng cho việc tiếp xúc với hồ quang Xenon của chất dẻo được thực hiện theo thủ tục G151 và G155.

  • Tiêu chuẩn ASTM D4101

Đặc điểm kỹ thuật cho vật liệu phun và đẩy Polyethylene

Đặc điểm kỹ thuật này bao gồm các vật liệu Polyethylene thích hợp cho phép phun và đẩy. Polyme bao gồm Homopolyme, Copolyme, và chất đàn hồi được kết hợp có hoặc không có bổ sung chất điều chỉnh tác động (Cao su Ethylene – Propylene, cao su Polyisobutylen và cao su Butyl), chất tạo màu, chất ổn định chất bôi trơn hoặc chất gia cố

  • Tiêu chuẩn ASTM D4459

Thử nghiệm tiêu chuẩn cho việc tiếp xúc với hồ quang Xenon của nhựa dành cho các ứng dụng trong nhà

Thử nghiệm này bao gồm các quy trình về điều kiện thử nghiệm cụ thể áp dụng cho việc tiếp xúc với chất dẻo trong các thiết bị hồ quang Xenon được lọc bằng kính cửa sổ phù hợp với Thủ tục G151 và G155 để đánh giá độ ổn định của chất dẻo được sử dụng trong các ứng dụng trong nhà.

  • Tiêu chuẩn ASTM D5071

Thử nghiệm tiêu chuẩn để tiếp xúc với nhựa có thể phân hủy quang trong thiết bị hồ quang Xenon

Thử nghiệm này bao gồm các quy trình và điều kiện thử nghiệm cụ thể có thể áp dụng cho việc tiếp xúc với hồ quang Xenon của chất dẻo phân hủy quang được thực hiện theo Thủ tục G151 và G155.

  • Tiêu chuẩn ASTM D6662

Đặc điểm kỹ thuật tiêu chuẩn cho ván sàn gỗ nhựa dựa trên Polyolefin

Đặc điểm kỹ thuật này bao gồm các sản phẩm gỗ xẻ ằng nhựa Polyolefin để sử dụng làm ván lát sàn nhà ở bên ngoài.

  • Tiêu chuẩn ASTM D882

Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn đối với tính dãn của tấm nhựa mỏng.

Phương pháp thử nghiệm này bao gồm việc xác định các đặc tính dãn của chất dẻo ở dạng tấm mỏng và màng (độ dày nhỏ hơn 1,0 mm (0,04 inch))

  • Tiêu chuẩn ASTM F1164

Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn để đánh giá chất dẻo trong suốt tiếp xúc với gia tốc thời tiết kết hợp với ứng suất Biaxial.

Phương pháp thử nghiệm này đề cập đến khả năng chống chịu của chất dẻo trong suốt tiếp xúc với điều kiện môi trường (gia tốc thời tiết) dưới trạng thái ứng suất hai trục do pin áp suất / vật cố định thử nghiệm gây ra.

  • Tiêu chuẩn DIN EN 513

Cấu hình Polyvinylclorua không hóa dẻo (PVC-U) để chế tạo cửa sổ và cửa ra vào – Xác định khả năng chống lại thời tiết nhân tạo

  • Tiêu chuẩn EH-438-2
  • Tiêu chuẩn GB/T 16422.2

Phương pháp tiếp xúc với nguồn sáng trong phòng thí nghiệm: Phần 2 – Đèn hồ quang Xenon

  • Tiêu chuẩn GB/T 29365

Phương pháp thử nghiệm thời tiết nhân tạo

  • Tiêu chuẩn ISO 29664

Thời tiết nhân tạo bao gồm lắng đọng Axit

  • Tiêu chuẩn ISO 4892-2

Phương pháp tiếp túc với các nguồn sáng trong phòng thí nghiệm: Phần 2 – Đèn hồ quang Xenon

Chỉ định các phương pháp để mẫu vật tiếp xúc với ánh sáng hồ quang Xenon trong điều kiện hơi ẩm để tái tạo các hiệu ứng thời tiết xảy ra khi vật liệu được tiếp xúc trong môi trường sử dụng thực tế dưới ánh sáng ban ngày hoặc ánh sáng ban ngày được lọc quan kĩnh cửa sổ.

  • Tiêu chuẩn JIS K 7350-2

Phương pháp tiếp xúc với các nguồn sáng trong phòng thí nghiệm: Phần 2 – Nguồn hồ quang Xenon

  • Tiêu chuẩn UL 1581

Tiêu chuẩn tham chiếu cho dây điện, cáp và dây linh hoạt.

Tiêu chuẩn này bao gồm các chi tiết cụ thể về dây dẫn, cách điện và các lớp phủ khác. Các phương pháp chuẩn bị mẫu, lựa chọn và điều hòa mẫu thử cũng như phép đo và tính toán được yêu cầu trong tiêu chuẩn dây cáp

XI. Mực in / Vật liệu vẽ / Giấy

  • Tiêu chuẩn ASTM D2434

Thử nghiệm tiêu chuẩn để đánh giá độ bền sáng tương đối và khả năng chịu đựng thời tiết của vật liệu in

Tiêu chuẩn này mô tả các quy trình để xác định độ bền ánh sáng tương đối và khả năng chịu thời tiết của vật liệu in trong điều kiện liên quan đến việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ban ngày hoặc các quy trình gia tốc trong phòng thí nghiệm.

  • Tiêu chuẩn ASTM D4303

Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn về độ bền ánh sáng của chất màu được sử dụng trong chất liệu đồ họa.

Bốn phương pháp thử nghiệm để tăng tốc tác động của chiếu sáng lâu dài trong nhà lên vật liệu của đồ họa được mô tả

  • Tiêu chuẩn ASTM D5010

Hướng dẫn tiêu chuẩn để kiểm tra mực in và các vật liệu liên quan

Hướng dẫn này bao gồm danh sách các phương pháp thử nghiệm, thực hành và thông số kỹ thuật có thể được sử dụng để kiểm tra và đnahs giá mwucj in, các chất nền được sử dụng trong quá trình sản xuất của chúng.

  • Tiêu chuẩn ASTM D5383

Thử nghiệm tiêu chuẩn để xác định trực quan độ bền sáng của vật liệu vẽ bởi các công nghệ nghệ thuật

Thử nghiệm này bao gồm phương pháp để các mẫu vật liệu màu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ đóng.

  • Tiêu chuẩn ASTM D5398

Thử nghiệm tiêu chuẩn để người sử dụng đánh giá trực quan về độ bền sáng của vật liệu.

Thử nghiệm này bao gồm phương pháp để các mẫu vật liệu nghệ thuật màu trong nhà tiếp xúc với ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ đóng

  • Tiêu chuẩn ASTM D6901

Đặc điểm kỹ thuật tiêu chuẩn cho bút chì màu

Thông số kỹ thuật tiêu chuẩn này thiết lập các yêu cầu về chất lượng đối với thành phần, hiệu suất và nhãn của bút chì màu

  • Tiêu chuẩn ASTM DF2366

Thử nghiệm tiêu chuẩn để xác định độ bền ánh sáng tương đối của mực in tiếp xúc với ánh sáng ban ngày được lọc qua cửa sổ bằng thiết bị ánh sáng hồ quang Xenon.

Thử nghiệm này bao gồm các quy trình và điều kiện thử nghiệm cụ thể áp dụng cho việc tiếp xúc với hồ quang Xenon của cá bản in trên phương tiện phun mực được tiến hành theo thủ tục G151 và G155.

  • Tiêu chuẩn GB/T 22771

Đánh giá độ bền sáng bằng ánh sáng hồ quang Xenon được lọc

  • Tiêu chuẩn ISO 11798

Tính cố định và lâu bền của việc viết, in và sao chép trên giấy – Yêu cầu và phương pháp thử

  • Tiêu chuẩn ISO 12040

Công nghệ đồ họa – In và mực in – Đánh giá độ bền ánh sáng bằng đèn hồ quang Xenon đã được lọc

  • Tiêu chuẩn ISO 18909

Phương pháp đo độ ổn định của hình ảnh.

XII. Vật liệu lợp mái

  • Tiêu chuẩn ASTM D1670

Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn cho điểm hỏng hóc trong thời tiết gia tốc và ngoài trời của vật liệu Bitum.

Phương pháp thử nghiệm này bao gồm việc sử dụng thiết bị tạo tia lửa điện để xác định hư hỏng do nứt vật liệu Bitum trong quá trình gia tốc hoặc thời tiết ngoài trời trên lớp nền dẫn điện.

  • Tiêu chuẩn ASTM D4434

Đặc điểm kỹ thuật tiêu chuẩn cho tấm lợp Poly (Vinyl Clorua)

Đặc điểm kỹ thuật này bao gồm tấm dẻo được làm từ nhựa Poly (Vinyl Clorua) là Polyme chính được sử dụng trong các tấm lợp một lớp chịu tác động của thời tiết.

  • Tiêu chuẩn ASTM D4637

Đặc điểm kỹ thuật tiêu chuẩn cho tấm EPDM được sử dụng trong màng mái một lớp

Đặc điểm kỹ thuật này bao gồm tấm dẻo được làm từ Ethylene – Propylene – Diene terpolymer (EPDM) được sử dụng trong các tấm lợp một lớp chịu tác động của thời tiết.

  • Tiêu chuẩn ASTM D4798

Thử nghiệm tiêu chuẩn cho các điều kiện và quy trình thử nghiệm thời tiết gia tốc đối với vật liệu Bitum (Phương pháp hồ quang Xenon)

Thử nghiệm này bao gồm các điều kiện và quy trình thử nghiệm đối với sự tiếp xúc với hồ quang Xenon theo thủ tục G151 và G155 đối với vật liệu chống thấm và mái bằng Bitum.

  • Tiêu chuẩn ASTM D4811

Đặc điểm kỹ thuật tiêu chuẩn cho tấm cao su không lưu hóa (chưa được bảo dưỡng) được sử dụng làm chớp mái

Đặc điểm kỹ thuật này bao gồm tấm cao su không lưu hóa (chưa đóng rắn) được làm bằng EPDM (Ethylene – Propylene – Diene terpolymer) hoặc CR (Polychloroprene) được sử dụng làm mái che kín nước tiếp xúc với thời tiết.

  • Tiêu chuẩn ASTM D5019

Thông số kỹ thuật tiêu chuẩn cho tấm CSM (Polyethylene được tạo ra bằng Clo) được sử dụng trong màng mái 1 lớp

Đặc điểm kỹ thuật này bao gồm tấm Polyme không lưu hóa được gia cố làm từ Chlorosulfonated Polyethylene (CSM) được sử dụng làm màng một mái một lớp chịu được thời tiết.

  • Tiêu chuẩn ASTM D6083

Đặc điểm kỹ thuật tiêu chuẩn cho lớp phủ Arcylic ứng dụng lỏng được sử dụng trong tấm lợp.

Đặc điểm kỹ thuật này bao gồm các lớp phủ bảo vệ mái có độ đàn hồi cao su Acrylic phân tán trong nước được ứng dụng chất lỏng

  • Tiêu chuẩn ASTM D6878

Đặc điểm kỹ thuật tiêu chuẩn cho tấm lợp dựa trên Polyolefin nhựa dẻo.

Đặc điểm kỹ thuật này bao gồm tấm dẻo được làm từ Polyolefin nhiệt dẻo (TPO) là Polyme chính. Được thiết kế để sử dụng trong các tấm lợp một lớp chịu tác động của thời tiết.

XIII. Cao su

  • Tiêu chuẩn ASTM D1148

Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn đối với sự suy giảm chất lượng cao su từ sự đổi màu do tia cực tím (UV) và sự tiếp xúc nhiệt của bề mặt có màu sáng.

Phương pháp thử nghiệm này bao gồm các kỹ thuật để đánh giá sự đổi màu bề mặt của cao su lưu hóa màu trắng hoặc màu sáng có thể xảy ra khi tiếp xúc với tia cực tím hoặc tia cực tím có thể nhìn thấy từ các nguồn cụ thể trong điều kiện được kiểm soát về độ ẩm tương đối, hoặc độ ẩm và nhiệt độ.

  • Tiêu chuẩn ASTM D750

Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn đối với sự suy giảm chất lượng cao su sử dụng thiết bị thời tiết nhân tạo

Phương pháp thử nghiệm này bao gồm các thay đổi cụ thể trong các điều kiện và quy trình thử nghiệm sẽ được áp dụng khi thủ tục G151 và G152, G153,G154 được sử dụng để tiếp xúc với các hợp chất cao su lưu hóa.

  • Tiêu chuẩn ASTM D925

Các phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn đối với đặc tính cao su – sự ố bề mặt (Tiếp xúc, di chuyển, khuếch tán)

Các phương pháp thử nghiệm này bao gồm các kỹ thuật để đánh giá 3 loại vết bẩn mà cao su có thể gây ra khi tiếp xúc hoặc gần với một bề mặt khác có thể có màu sáng.

  • Tiêu chuẩn GB/T 3511

Khả năng chống chịu thời tiết

  • Tiêu chuẩn ISO 3865

Phương pháp kiểm tra vết bẩn khi tiếp xúc với vật liệu hữu cơ

  • Tiêu chuẩn ISO 4665

Khả năng chống chịu thời tiết

XIV. Nguyên liệu dệt, vải

  • Tiêu chuẩn M&S C9A

Phương pháp kiểm tra độ bền màu với ánh sáng

Để đánh giá xem các mặt hàng có đủ nhẹ để tuân thủ các tiêu chuẩn hiệu suất Marks và Spencer hay không

  • Tiêu chuẩn AATCC TM 16

Độ bền màu với ánh sáng

Phương pháp thử nghiệm này cung cấp các nguyên tắc và quy trinhg chung, hiện đang được sử dụng để xác định độ bền màu đối với ánh sáng của vật liệu dệt.

  • Tiêu chuẩn AATCC TM 169

Khả năng chống chịu lại thời tiết của vật liệu vải, dệt: Tiếp xúc với đèn Xenon

Phương pháp thử này cung cấp quy trình phơi nhiễm các loại vật liệu dệt, kể cả vải tráng phủ và các sản phẩm làm từ chúng, trong thiết bị mô phỏng thời tiết nhân tạo sử dụng các điều kiện thử nghiệm được kiểm soát

  • Tiêu chuẩn Adidas TM 5.11
  • Tiêu chuẩn CPAI-84

Đặc điểm kỹ thuật cho loại vật liệu chịu lửa được sử dụng trong lều cắm trại

  • Tiêu chuẩn GB/T 16991

Kiểm tra độ bền màu

ền màu và lão hóa đối với ánh sáng nhân tạo ở nhiệt độ cao: Hồ quang Xenon

  • Tiêu chuẩnGB/T 8427

Thử nghiệm độ bền màu – Độ bền màu với ánh sáng nhân tạo: Thử nghiệm đèn mờ hồ quang Xenon

Tiêu chuẩn này quy định một phương pháp nhằm xác định khả năng chống lại màu của các loại vải dệt và ở mọi dạng đối với tác động của nguồn sáng nhân tạo đại diện cho ánh sáng ban ngày tự nhiên. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho vải dệt màu trắng

  • Tiêu chuẩn GB/T 8430

Thử nghiệm độ bền màu – Độ bền màu với thời tiết nhân tạo: Thử nghiệm đèn hồ quang Xenon

  • Tiêu chuẩn GB/T 8431

Thử nghiệm độ bền màu

Lựa chọn và đánh giá quang sắc

  • Tiêu chuẩn IS:2454

Phương pháp xác định độ bền màu của vật liệu dệt đối với ánh sáng nhân tạo (đèn Xenon)

  • Tiêu chuẩn ISO 105-B02

Vật liệu vải dệt – Thử nghiệm độ bền màu – Phần B02: Độ bền màu với ánh sáng nhân tạo: Thử nghiệm đèn hồ quang Xenon.

  • Tiêu chuẩn ISO 105-B04

Vật liệu vải dệt – Thử nghiệm độ bền màu – Phần B04: Độ bền màu với thời tiết nhân tạo: Thử nghiệm đèn hồ quang Xenon.

  • Tiêu chuẩn ISO 105-B06

Vật liệu vải dệt – Thử nghiệm độ bền màu – Phần B06: Độ bền màu và độ lão hóa đối với ánh sáng nhân tạo ở nhiệt độ cao: Thử nghiệm đèn hồ quang Xenon.

  • Tiêu chuẩn ISO 105-B07

Vật liệu vải dệt – Thử nghiệm độ bền màu – Phần B07: Độ bền màu với ánh sáng của vải dệt được thấm ướt bằng sương nhân tạo: Thử nghiệm đèn hồ quang Xenon.

  • Tiêu chuẩn M&S C9

Phương pháp thử nghiệm độ ền màu với ánh sáng

Đánh giá các mặt hàng có đủ sáng nhanh để tuân thủ tiêu chuẩn hiệu suất Marks & Spencer hay không.

HUST VIETNAM!